Thanh toán Viện phí không dùng tiền mặt

Trong lĩnh vực chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt, Đại diện Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh đã nêu lên thách thức của các bệnh viện trong quy trình chuyển đổi số. Tiêu biểu như sự thiếu đồng bộ dữ liệu và phức tạp trong quy trình thanh toán mới khiến nhân viên y tế cảm thấy khó thích nghi và rắc rối, đặc biệt là các nhân viên y tế lâu năm và nhân viên lớn tuổi. Từ đó, Đại diện cũng nêu lên những giải pháp và thành tựu Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh đạt được trong quá trình chuyển đổi số. 


Bệnh viện đưa ra 8 hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt với mục tiêu đa dạng hóa phương thức thanh toán, nhằm đem đến nhiều sự lựa chọn cho người bệnh, để có hình thức thanh toán viện phí phù hợp cho từng người bệnh. Trải qua sự phát triển hàng năm của thanh toán không dùng tiền mặt tại bệnh viện, đến nay, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại bệnh viện đạt tỉ lệ: 42,05%.

Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy, Đại diện Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng đã đưa ra những bài học kinh nghiệm:

  • Bài học về tầm nhìn: xác định CNTT là công cụ hỗ trợ tốt nhất trong xây dựng chất lượng chuyên môn và hình ảnh một bệnh viện trẻ, năng động;
  • Bài học về tâm huyết trong triển khai: tâm huyết từ Ban lãnh đạo, từ đó lan truyền tâm huyết tới từng thành viên trong bệnh viện;
  • Bài học về trách nhiệm và làm đến cùng: bệnh viện triển khai từng nội dung, đặt tính hiệu quả trong triển khai lên trên. Nhờ đó, nhiều tình huống tưởng thất bại nhưng đã triển khai thành công như: kết nối các thiết bị ngoại vi; triển khai ứng dụng đến đầu giường bệnh, tạo lập ký với username, password.

Hiện nay, Bệnh viện đã triển khai thành công EMR. Tới thời điểm hiện tại: các nền tảng về cơ sở pháp lý đã rõ ràng, các giải pháp CNTT với các điểm nghẽn 179 đã thành công. Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Y tế, BHXH Việt Nam: Bệnh viện cho rằng đây là thời điểm thuận lợi nhất để triển khai Bệnh án điện tử ở mức thay thế hoàn toàn bệnh án giấy.

Với thực tiễn mô hình “Phòng khám thông minh”, TS. BS. TTND. Vũ Quốc Bình – Chủ tịch Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic đưa ra kết luận như sau:

“Thực tiễn nhiều nước đã chứng minh, nhu cầu trong nước đang đòi hỏi, tình hình dịch bệnh khó lường, công nghệ đang phát triển: cần đánh giá và triển khai sớm mô hình PK thông minh trên quy mô rộng. Để mô hình PK thông minh thành hiện thực, cần: thể chế hóa bằng các căn cứ pháp lý, như: hướng dẫn triển khai, quy định về PK thông minh, biện pháp quản lý và cơ chế tài chính.”

***Những hình ảnh tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh: 

 

 

 

 

Để lại bình luận