Ehealthvietnamsummit: chuyển đổi số y tế – cơ hội vàng cho startup

“Các startup nên tập trung nâng cao trải nghiệm cũng như trao quyền nhiều hơn cho người dùng/khách hàng để có thể có được những thành công như mong muốn”.

Vừa qua, ngày 29/12//2020 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đã diễn ra Hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia – Điểm sáng Việt Nam 2020. Với vai trò là cầu nối giữa startup và các đơn vị liên quan, chuyên gia Nguyễn Thy Nga đã có bài phát biểu thể hiện quan điểm, đánh giá của mình về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hiện nay.

Chuyên gia (CG) Nguyễn Thy Nga – Tổng Giám đốc V-Startup Việt Nam đã đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Startup Việt Nam với ngành Y tế số. Theo CG Nguyễn Thy Nga, thực tế, lĩnh vực y tế số tại Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, vốn đầu tư thu hút được ít hơn đáng kể so với các lĩnh vực liên quan như thanh toán hoặc thương mại điện tử. Chính vì thế, Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy chương trình số hóa tại các bệnh viện và phòng khám trên cả nước. Các giải pháp thông minh đang được khuyến khích mạnh mẽ, như sử dụng các công nghệ dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và công nghệ di động để giúp giảm bớt tình trạng quá tải của các bệnh viện công và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Nhiều startup công nghệ y tế (medtech) đã xuất hiện và để lại dấu ấn trên thị trường cả ở Việt Nam và quốc tế. 

chuyên gia Nguyễn Thy Nga
Chuyên gia Nguyễn Thy Nga – Tổng Giám đốc V-Startup Việt Nam

 

“Các startup nên tập trung nâng cao trải nghiệm cũng như trao quyền nhiều hơn cho người dùng/khách hàng để có thể có được những thành công như mong muốn”.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga – Tổng Giám đốc V-Startup Việt Nam

chuyên gia Nguyễn Thy Nga
Chuyên gia Nguyễn Thy Nga – Tổng Giám đốc V-Startup Việt Nam

Hiện nay, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư các nhân Việt cũng đã bắt đầu quan tâm tới Startup Việt Nam. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong nước như FPT, Viettel, Vingroup, CenGroup,… đã tham gia đầu tư mạo hiểm với các quỹ đầu tư như FPT Ventures, SeedCom, CMC Innovation Fund,… Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như V-startup, VSV…cũng có rất nhiều hỗ trợ về kiến thức, kĩ năng và hỗ trợ gọi vốn cho startup. Với nhiều nguồn cung cấp, các Startup dễ dàng tiếp cận với các quỹ đầu tư.

Ngoài ra, sự đổ bộ của các quỹ đầu tư nước ngoài đã mở ra một cơ hội lớn đối với các Startup Việt. Các quỹ đầu tư không những có nguồn vốn lớn mà còn có thể chuyển giao công nghệ khoa học hiện đại, giúp cải thiện trình độ chuyên môn, trình độ quản lý – những điều cần thiết để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững và lâu dài. Cùng với đó, các quỹ đầu tư nước ngoài còn đem tới một lượng đối tác, khách hàng giúp mở ra cơ hội cho các Startup tiến ra thị trường quốc tế.

Với dân số hơn 90 triệu người và hơn 1.000 bệnh viện trên toàn quốc, tiềm năng ứng dụng CNTT trong y tế ở Việt Nam là rất lớn. Theo chuyên gia Nguyễn Thy Nga, các startup hoàn toàn có thể khai thác tiềm năng đó bằng cách tham gia giải quyết bài toán điện tử hóa công tác quản lý khám chữa bệnh, đơn giản hóa các thủ tục, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế.

Các startup công nghệ y tế tại Việt Nam cần cẩn trọng khi chọn đối tượng khách hàng là bệnh viện, vì là hệ thống phức tạp về pháp lý, phần mềm, dữ liệu… Việc tập trung vào nâng cao trải nghiệm người dùng sẽ giúp việc tương tác với khách hàng nhanh và hiệu quả hơn, vì sự thấu hiểu người dùng được nắm bắt dễ dàng hơn với bác sĩ hay những nhóm khách hàng khác. Nhờ đó, thời gian gọi vốn của các startup tập trung vào mảng này nhanh hơn các startup mảng khác.

Để lại bình luận