[Chuyển đổi số y tế quốc gia] BS.TS Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Chuyển đổi số vẫn diễn ra trong nhiều năm qua nhưng chỉ đến khi xuất hiện của các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì chuyển đổi số mới thực sự tăng tốc.
Sáng ngày 29/12 diễn ra phiên Chuyên đề Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Chuyên đề nằm trong khuôn khổ Chương trình Chuyển đổi số y tế quốc gia 2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham dự của các lãnh đạo bộ, ban, ngành và đại diện các doanh nghiệp nổi bật trong chuyển đổi số y tế: Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục CNTT Bộ Y tế Nguyễn Thành Nam; Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế Nguyễn Minh Tuấn; Trung tâm Y tế Điện tử, Cty Công nghệ Thông tin VNPT, Công ty Cổ phần Công nghệ Y tế FaCare và một số đại biểu khác.
Từ trước đến nay, lĩnh vực y tế dự phòng được Bộ Y tế đánh giá là lĩnh vực có tính chất đặc thù riêng. Trong những năm qua Bộ Y tế đã có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành, đó là điều kiện thuận lợi để Cục Y tế dự phòng thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ vào trong hoạt động và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, một số những khó khăn, thử thách vẫn tồn tại như về cơ bản ngành Y tế dự phòng các cấp chưa có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin.
Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng: “Chuyển đổi số sẽ hình thành một thế giới mới, lần đầu tiên chúng ta sẽ bước vào một thế giới khác, với nhiều sự thay đổi mang tính toàn diện đến từ sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ tân tiến.”
Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng: “Chuyển đổi số sẽ hình thành một thế giới mới, lần đầu tiên chúng ta sẽ bước vào một thế giới khác, với nhiều sự thay đổi mang tính toàn diện đến từ sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ tân tiến.”
Trong công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng đã xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm. Hệ thống được xây dựng theo Thông tư 54/2012/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, đã triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố nhằm phục vụ công tác báo cáo, thống kê, quản lý giám sát các ca bệnh, ổ dịch 42 bệnh truyền nhiễm quy định. Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm hiện đã có 9 phân hệ và 126 chức năng như: Quản lý danh mục dùng chung, Quản lý trường hợp bệnh, Quản lý ổ dịch, Quản lý báo cáo, Biểu đồ phân tích và biểu đồ ca bệnh. Hệ thống giúp giám sát các ca bệnh ngay từ khi có ca nghi ngờ cho đến khi hoàn thành đóng ổ dịch, các số liệu báo cáo kịp thời, chính xác, thuận lợi cho công tác thống kê, phân tích dịch bệnh, giảm tải thủ công giấy tờ.
Hiện nay, công tác quản lý chung về công nghệ thông tin ngành y tế đang từng bước hoàn thiện, hiện chưa có cơ sở dữ liệu chung cho toàn ngành Y tế. Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn, các giải pháp trong một dự án ứng dụng Công nghệ thông tin phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, vật chất, phù hợp với trình độ nhân lực chung của lĩnh vực dự định triển khai, phải có lộ trình đào tạo, chuyển giao dễ dàng và sẵn sàng về khả năng chia sẻ, liên thông trong tình hình mới.